Vì tính tiện lợi, giá thành rẻ mà chai nhựa hay các sản phẩm nhựa không còn gì là quá xa lạ với tất cả mọi người nữa. Tuy nhiên, vì mặt lợi ích sức khỏe các công ty sản xuất đã cung cấp cho người tiêu dùng 7 ký hiệu nhựa, nhằm làm rõ những chức năng và công dụng của chúng.
Các ký hiệu nhựa khác nhau cho thấy thành phần hóa học với số lượng nhiều hay ít được biểu thị qua ký hiệu trên. Chính vì vậy, người tiêu dùng nên nắm rõ những sản phẩm nào có thể dùng được nhiều lần và không gây hại cho sức khỏe.
Các ký hiệu thường gặp trên đồ nhựa. Ảnh: Sưu tầm
Đồ nhựa đều có kí hiệu tam giác và bên trong là con số từ 1-7 hoặc chữ cái. Những kí hiệu trên đồ dùng nhựa được gọi là mã nhận diện nhựa (RIC) do tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ASTM ban hành. Đó chính là ký hiệu số mô tả loại nhựa cấu thành, giúp nhận dạng các loại nhựa có thể tái chế hay không.
Ký hiệu nhựa số 1 – Nhựa PET hoặc PETE
Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) là một trong những loại nhựa rất thông dụng, thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, chai nước khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước chấm, các loại chai đựng nước trái cây…
Độ bền nhiệt của nhựa PET rất thấp, dễ bị biến dạng, cong queo và tuyệt đối không dùng để đựng các loại nước hay thực phẩm nóng. Khi đó khả năng thẩm thấu các hợp chất độc hại trong nhựa vào nước uống là khá cao, có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, chỉ nên sử dụng 01 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần.
Nhựa PET sử dụng rộng rãi nhưng chỉ nên dùng một lần
Nhựa PET có thể tái chế và khoảng 25% chai nhựa PET ở Mỹ ngày nay được tái chế. Nhựa được nghiền nát và sau đó được cắt nhỏ thành từng mảnh nhỏ sau đó được xử lý thành hạt nhựa để tạo ra các chai PET mới, hoặc kéo thành sợi polyester. Sợi tái chế này được sử dụng để sản xuất hàng dệt may như quần áo lông cừu, thảm, nhồi cho gối và áo phao hoặc các sản phẩm tương tự.
Ký hiệu nhựa số 2 – Nhựa HDP hoặc HDPE
HDP (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Đây là loại nhựa mà các chuyên gia thường khuyên nên chọn khi đựng thực phẩm.
Nhựa HDPE coi là an toàn nhất trong tất cả vì:
- Độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước.
- Độ bền nhiệt cao (chịu được nhiệt độ 1200C trong thời gian ngắn hoặc 1100C trong thời gian dài hơn).
- Có độ trơ về mặt hóa học (không bị tác dụng của môi trường tác động, không tiết ra độc tính)
Đây là loại nhựa bạn sẽ dễ tìm thấy ở các chai lọ, bình có chất liệu cứng như bình đựng sữa, bình chứa các chất tẩy rửa. Đây là loại nhựa được các chuyên gia khuyên nên sử dụng vì chúng có độ an toàn cao hơn so với các loại nhựa khác.
Nhựa số 2 - HDPE được xem là loại nhựa tốt nhất, an toàn nhất
Ký hiệu nhựa số 3 – Nhựa 3V hoặc PVC
PVC (Polyvinyl Clorua) là loại nhựa mềm và dẻo nhưng chứa nhiều hóa chất độc hại.
PVC được ứng dụng để sản xuất:
- Các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt
- Các loại chai như chai đựng dầu ăn, đựng nước, các dung dịch thực phẩm dạng lỏng
- Các loại đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác.
Nhựa PVC là loại nhựa rất phổ biến nhưng lại chứa nhiều chất độc hại
Nhựa PVC có khả năng thẩm thấu và hòa tan vào thức ăn dưới tác dụng của nhiệt độ, công thêm các chất phụ gia độc hại như phtalates và bisphenol A thường được sử dụng trong sản xuất nhựa PVC. Trong đó đáng chú ý nhất là Bisphenol A (BPA) chính là chất phá hủy nội tiết tố, có khả năng dẫn đến ung thư và nhiều loại bệnh lý nguy hiểm khác. Tốt nhất không nên dùng để đựng thực phẩm hoặc đồ uống, không đựng đồ có nhiệt độ cao trên 810C.
Ký hiệu nhựa số 4: Nhựa LDPE
Nhựa LDPE - Low Density Polyethylene là loại nhựa có tính trơ về mặt hóa học, nhưng kém bền vật lý hơn HDPE một chút, có thể chịu được 95oC trong thời gian ngắn.
Nhựa LDPE là nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y tế, … Các sản phẩm làm từ nhựa LDPE không nên làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì có thể giải phóng các hóa chất.
LDPE-Low-Density-Polyethylene có tính trơ hóa học và độ bền cao
LDPE được coi là ít độc hại hơn các loại nhựa khác và tương đối an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, nó không được tái chế phổ biến, mặc dù điều này đang thay đổi trong nhiều cộng đồng ngày nay khi nhiều chương trình tái chế nhựa được trang bị để xử lý vật liệu này. Khi được tái chế, từ hạt nhựa LDPE được sử dụng tạo thành gỗ nhựa, ván tạo cảnh, lót thùng rác và gạch lát sàn. Các sản phẩm được làm từ hạt nhựa LDPE tái chế có độ cứng tương đối tốt.
>> Còn tiếp.... Xem tại đây