Cán màng là việc cán phủ lớp màng nilon lên bề mặt bản in, có tác dụng bảo vệ lớp mực chống bay màu, chống trầy xước, ướt nước, bụi bẩn, chống bể mực khi cấn gấp. Gia công sau in đóng một vai trò quan trọng để hoàn thành sản phẩm, Goda chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc bài viết này để nói về một trong những khâu gia công sau in, đó là cán màng laminate, POPP.
Màng Laminate, POPP là gì?
Màng Laminate, POPP là một loại màng nhìn tựa nilon được tạo ra bởi các lớp phủ ép đùn đa, gồm hai lớp. Một là màng nhựa, trong đó chủ yếu là BOPP hoặc màng PET, một lớp khác là keo dán của EVA. Có cuốn dạng tròn, có trục ở giữa.
Bản chất của màng laminate, POPP hình thành từ các hạt nhựa PP, mặt sau có lớp keo. Khi cán bởi máy cán màng nhiệt thì có yếu tố nhiệt cộng với lực của trục tròn đằn lên sẽ chuyển thành lớp màng, dính chặt lên bề mặt giấy, bảo vệ màu sắc, hình ảnh, chống thấm nước, chống trầy xước, giúp bản in cứng cáp, dai hơn. Những đường gân của lớp màng laminate làm cho bề mặt giấy trở nên đẹp hơn.
Màng laminate có các đặc tính tuyệt vời như độ bền kéo mạnh, trọng lượng nhẹ, không suy giảm, độ bám dính cao, niêm phong mịn và chi phí thấp, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Có 2 loại màng phổ biến là màng laminate bóng và màng laminate mờ.
Với cán màng laminate bóng, sản phẩm in ấn sau khi được cán bóng thì sẽ trở nên đẹp hơn; có độ bóng, sáng hơn. Những sản phẩm đòi hỏi thẩm mỹ, thu hút ánh nhìn của người khác thì sẽ được cán loại màng này. Ví dụ như các loại hộp bánh kẹo, pano hay banner quảng cáo, … và vì chúng có độ bóng nên sẽ thích hợp sử dụng trong nhà hơn.
Còn khi được cán bằng màng laminate mờ, nhìn vào sản phẩm sẽ cho ta có một cảm giác mờ ảo ở phía trước ấn phẩm; sờ vào rất trơn láng. Sản phẩm cán mờ tuy không đẹp, thẩm mỹ hơn cán bóng; song lại mang đến sự sang trọng, mang giá trị xưa cũ hơn. Được ứng dụng vào cán màng mờ trên lịch treo tường, catalogue, cán màng trên cuốn tạp chí, trên menu hoặc trên sách báo...
Thực hiện gia công cán màng laminate, POPP có quan trọng không?
Thêm công đoạn gia công cán màng thì tăng thêm chi phí. Với cán màng keo nước là rẻ nhất nhưng độc hại. Còn gia công cán màng nhiệt, phổ biến nhưng giá cao. Riêng cán màng không keo, khá hiện đại nhưng vẫn ít dùng vì đắt nhất.
Tùy loại ấn phẩm và khả năng kinh tế chi trả cũng như mục đích thương mại của ấn phẩm mà doanh nghiệp muốn thông qua để PR để đầu tư hợp lý.
Chúng ta vẫn thường thấy gia công cán màng không thể thiếu đối với các loại ấn phẩm như in nhanh tờ rơi, in catalogue hoặc các loại sách tạp chí, in menu thực đơn....
Cán màng giúp sản phẩm thêm bền, chất lượng, sắc nét, hình ảnh đẹp, sang trọng.
Máy cán màng laminate
Để cán màng laminate cần công cụ hỗ trợ dưới đây:
Máy cán màng laminate. Ảnh: Sưu tầm
Qua bài viết trên, Goda Plastics chúng tôi mong rằng đã có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích về cách gia công sau in bằng cách cán màng laminate. Ngoài ra, gia công sau in còn có nhiều giai đoạn khác như cắt xén giấy, cán gân, ép nhũ, … tuỳ thuộc vào sản phẩm mà nhà sản xuất in ấn tiến hành cho phù hợp.
Nếu bạn đang muốn tìm một nhà cung cấp hạt nhựa nguyên sinh PP, hạt nhựa PVC, PVC compound, màng BOPP mờ, màng BOPP bóng phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty với giá cả hợp lý và có thể cộng tác trở thành đối tác lâu dài, chi phí tiết kiệm và chất lượng ổn định. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ thuật và báo gía các vật liệu nhựa theo thông tin dưới đây.
CÔNG TY TNHH NHỰA GODA – GODA PLASTICS
- Hotline: 0983.909.870 - Mr. Hiên
- Địa chỉ: 343/46 Phan Xích Long, Phường 01, Phú Nhuận, TPHCM
- Kho hàng: 438 Nơ Trang Long, Phường 13, Bình Thạnh, TPHCM